Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Ngũ lực

gồm có:

1- Tín lực là lòng tin sâu sắc đối với Phật pháp, không bao giờ thay đổi, lòng tin bất di bất dịch dù cho ai chống trái bài bác Phật giáo cũng không bao giờ thay lòng đổi dạ, chỉ biết tin vào pháp Phật.

(Muốn có được lòng tin như vậy thì chúng ta phải sinh ra cùng thời với đức Phật ra đời hoặc phải sinh làm người được gặp một bậc tu chứng cũng làm chủ sinh, già, bệnh, chết như Phật). Khi có Tín lực thì rất siêng năng tu tập không bao giờ biếng trễ.

2- Tấn lực là sự cố gắng nỗ lực tu tập hết mình, hằng ngày nỗ lực nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm Tâm bất đọng từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành một sức lực của niệm nên gọi là Niệm lực.

3- Niệm lực là khi nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm Tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành một sức lực của niệm nên gọi là Niệm lực.

4- Định lực là khi toàn cả thân tâm chúng ta gom lại thành một khối duy nhất không ai làm gì nó bị phân ra được. Niệm lực hiện tiền từ giờ này sang giờ khác thì đó là Định lực.

5- Tuệ lực là khi định lực ngự trị trong tâm chúng ta suốt bảy ngày đêm thì tâm rất thanh tịnh, giống như nước hồ trong xanh, vì thế chúng ta muốn biết tất cả mọi sự việc trong quá khứ hay tương lai thì chúng hiện ra rất rõ.

Danh từ trong kinh Phật gọi là Tuệ lực. Tuệ lực là sự hiểu biết không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời. Ngũ lực là năm thành quả sau khi tu dùng ý thức giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân thanh tịnh không cho ngũ căn chạy theo năm trần.

Ngũ lực này có được là do tu tập ngũ căn, khi ngũ căn thanh tịnh thì Ngũ lực xuất hiện đầy đủ. Khi tu tập một căn nào thanh tịnh thì nơi căn đó xuất hiện đầy đủ Ngũ lực. Cho nên ngũ căn và Ngũ lực là những pháp đầu tiên tu theo Phật giáo, nếu chưa tu tập Ngũ căn, Ngũ lực mà tu tập pháp nào cũng mất căn bản vì vậy nên nhớ.

Trích tại: 37 Phẩm Trợ Đạo

Gợi ý